Skip to content
Trang chủ » Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

Bảo trì bảo dưỡng máy phát điện một cách định kỳ và thường xuyên là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho động cơ máy phát hoạt động được bền bì hơn trong quá trình sử dụng.

Để giúp cho quý khách lỗi lo gặp phải sự cố trong quá trình sử dụng, vận hành, Máy Phát Điện Miền Bắc cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy phát điện công nghiệp, máy phát điện gia đình.

banner máy phát
Hình ảnh máy phát điện công nghiệp. Ảnh nguồn: Internet *

Lý do nên bảo dưỡng định kỳ máy phát điện

Được coi là nguồn điện dự phòng chính và quan trọng nhất mỗi khi điện lưới có sự cố.

Để không ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, sản xuất hay các hoạt động của mỗi đơn vị doanh nghiệp thì máy phát điện luôn phải được đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng vận hành với hiệu suất tốt nhất!

Giảm thiểu rủi ro hỏng hóc

  • Bảo dưỡng định kỳ máy phát giúp cho động cơ tăng được tuổi thọ.
  • Máy phát điện được ổn định hơn mỗi khi vận hành
  • Giảm thiểu tối đa các lỗi, hư hỏng trong quá trình hoạt động

Khi được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên thì bất kể là loại máy phát điện nào: gia đình hay công nghiệp; Bất kể loại động cơ nào Diesel hay chạy xăng; kể cả thương hiệu nổi tiếng như máy phát điện Cummins thì đều giúp hoạt động ổn định hơn.

sửa chữa bảo dưỡng máy phát điện
Ảnh 1: Kỹ thuật viên đang tiến thành bảo dưỡng máy phát điện

Tiết kiệm các khoản chi phí

Khi các doanh nghiệp không bảo trì máy phát điện định kỳ, thường xuyên thì rất có thể sẽ gặp phải các lỗi trong quá trình vận hành.

Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện của chúng tôi sẽ giúp cho doanh nghiệp của quý khách:

  • Tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu
  • Tiết kiệm được chi phí vận hành
  • Tiết kiệm được chi phí sửa chữa, thay mới phụ tùng (nếu phát sinh lỗi hư hỏng)
  • Tiết kiệm được thời gian (Nếu gặp sự cố trong quá trình hoạt động)
  • Hoạt động sản xuất không bị đình trệ, gia tăng hiệu quả sản xuất.

Đó là các lý do mà việc bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện trở nên cần thiết.

Khi việc làm ấy được thực hiện thường xuyên, định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần thì quý khách có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không cần quá lo lắng gặp phải sự cố trong khi vận hành.

Nội dung bảo trì bảo dưỡng

Như các lý do được đề cập bên trên, để tăng tuổi thọ cho động cơ, đảm bảo cho máy phát hoạt động trơn tru, không gặp sự cố trong quá trình vận hành thì các đơn vị sử dụng cần phải chú ý tới thời gian hoạt động của máy phát để thuận tiện cho việc theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

Danh sách bộ phận máy phát cần bảo trì bảo dưỡng

Động cơ

Động cơ máy phát điện là nơi tạo ra năng lượng để lai kéo đầu phát. Có thể nói động cơ chính là bộ phận quan trọng nhất của máy phát.

Vì vậy, để ko làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy phát, các đơn vị sử dụng cần phải có chế độ theo dõi thật chặt chẽ đối với động cơ để tránh xảy ra các sự cố như: rỏ rỉ nhiên liệu hoặc dầu nhớt,…

Hệ thống nhiên liệu

Nhiên liệu cung cấp cho động cơ máy phát thường là xăng hoặc dầu Diesel và chúng cũng có thời hạn sử dụng.

Khi nhiên liệu để lâu trong bồn chứa trong thời gian dài có thể sẽ bị biến đổi vật lý hay hóa học không còn đảm bảo tính chất của xăng dầu nữa. Và có thể gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành của máy phát.

Song song với nhiên liệu thì hệ thống dẫn nhiên liệu cũng là một trong những bộ phận nằm trong danh sách các bộ phận cần phải thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng trong máy phát điện.

Vì hệ thống dẫn nhiên nhiên không đảm bảo thì máy phát cũng thể hoạt động ổn định được

Và cuối cùng là bộ lọc. Đây là bộ phận giúp loại bỏ cặn bẩn giúp động cơ được cung cấp nguồn nhiên liệu sạch.

Và tất nhiên, nó cũng cần được thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng.

Hệ thống dầu nhớt bôi trơn

Hệ thống bôi trơn của động cơ có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn tới các bề mặt ma sát, chuyển động trong động cơ.

Đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong nhớt khi nhớt tẩy rửa các bề mặt ma sát này và làm mát nhớt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của thiết bị.

Dầu nhớt dùng cho máy phát
Dầu nhớt dùng cho máy phát

Cùng với dầu máy là bộ lọc. Nó có chức năng, nhiệm vụ lọc các cặn bẩn, tạp chất sau khi làm sạch bề mặt ma sát của cộng cơ có trong dầu máy.

Vì vậy, luôn phải chú ý tới “bộ lọc dầu máy” và “thời gian thay dầu” để đảm đảm thiết bị được vận hành trong tình trạng tốt nhất.

Hệ thống làm mát

Động cơ máy phát điện là động cơ đốt trong, vì vậy, trong quá trình vận hành sẽ sinh ra lượng nhiệt rất lớn.

Hệ thống làm mát có chức năng làm giảm nhiệt lượng để đảm bảo trường hợp cháy nổ không thể xảy ra.

Do vậy, hệ thống làm mát của máy phát điện không thể nằm ngoài danh sách bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.

  • Hệ thống làm mát cần phải cấp đủ nước làm mát.
  • Các mối nối giữa két nước và động cơ phải đảm bảo không bị thủng hoặc rỏ rỉ (Nếu xuất hiện tình trạng đó cần phải xử lý kịp thời)
  • Nước làm mát không được quá bẩn

Hệ thống điện

Ắc quy là nơi cung cấp nguồn cho bộ điều khiển và hệ thống củ đề khởi động máy phát điện.

Nếu Ắc quy hết điện hoặc yếu điện thì máy phát không thể hoạt động, vì vậy đây cũng là 1 phần trong nội dung bảo trì.

Đơn vị sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra mực nước trong bình Ắc quy và điệp áp của bình.

Một bộ phận quan trọng bù lại điện cho Ắc quy đó chính là bộ sạc ắc quy tự động cũng cần phải thường xuyên kiểm tra. Vì khi bộ phận này gặp sự cố thì ắc quy sẽ hụt điện rất nhanh và gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình vận hành của máy phát.

Hệ thống xả

Một hệ thống cũng cần phải kiểm tra mỗi khi khi bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện. Đó chính là hệ thống xả, là nơi thoát khói, khí, từ động cơ máy phát.

Trong trường hợp hệ thống xả làm việc không đúng công năng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ chế vận hành của động cơ.

Hình ảnh hệ thống xả máy phát điện
Hình ảnh hệ thống xả máy phát điện công nghiệp

Quy trình bảo trì máy phát điện

Kiểm tra động cơ gồm:

  1. Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ
  2. Hệ thống két nước, ống dẫn nước, van lọc chống rỉ, bộ tản nhiệt, van xả nước, quạt gió, bơm đảo đối lưu.
  3. Hệ thống áp lực nhớt, ống dẫn áp lực, lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động.
  4. Hệ thống áp lực dầu, ống áp lực dẫn dầu, van xả dầu dơ bẩn, bơm tạo áp suất, bơm cao áp, bộ lọc dầu.
  5. Hệ thống lọc khí động cơ, Rotor Turbo.
  6. Hệ thống Soupape, độ hở van động cơ.
  7. Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác).
  8. Hệ thống phun dầu của động cơ.
  9. Dây Courroie quạt, dây Cuorroie máy phát điện sạc (DC), Demarreur, Poulie.
  10. Kiểm tra độ bôi trơn, độ rơ của bạc đạn, bộn giảm chấn (bạc đạn có thiếu dầu bôi trơn, cao su giảm chấn có bị chai cứng hoặc không còn độ giảm rung trên chân máy.
  11. Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu.
  12. Kiểm tra toàn bộ bulon đai ốc có bị nới lỏng không.

Kiểm tra phần máy phát

  1. Kiểm tra Rotor, Stator máy phát điện xoay chiều.
  2. Đo cách diện, cảm ứng từ trường, chổi than (nếu có ).
  3. Hệ thống dây dẫn, công suất tổn hao trên đường dây, công suất hiện tại máy có thể đưa vào cho phụ tải sử dụng.
  4. Hệ số kích từ của bộ AVR.
  5. Hệ thống mạch điều khiển.
  6. Hệ thống bảo vệ (AC,DC)
  7. Điều chỉnh hệ thống chỉ thị, kiểm soát, công tắc khởi động, tắt máy, công tắc chuyển mạch Ampe, Volt.
  8. Mức độ nạp điện của bình Ắc quy và độ điện phân.
  9. Kiểm tra độ rơ của bạc đạn.
  10. Kiểm tra hệ số chỉ định của đồng hồ Volt, Ampe, tần số, dầu, nhớt, nước, giờ, đo tốc độ.
  11. Kiểm tra đèn báo áp lực nhớt, nhiệt độ nước, sạc bình, núm chỉnh điện thế, đèn báo sưởi.
  12. Đo các Rơ – le ngắt rò rỉ, công tắc khởi, tắt máy.
  13. Kiểm tra độ lệch giữa các pha.

Lịch bảo trì máy phát điện

Thời gian bảo dưỡng Nội dung kiểm tra chính
Sau mỗi 3000 giờ       –     Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp và kim phun nhiên liệu.
–     Kiểm tra toàn bộ máy.
Sau mỗi 1.000 giờ       –     Kiểm tra khe hở Soupape và điều chỉnh.
–     Kiểm tra dây Cuorroie cam và thay thế nếu cần.
–     Làm sạch bơm hút nhiên liệu và thay mới lọc gió.
Sau mỗi 200 giờ/ 6 tháng       –     Kiểm tra và rửa sạch hệ thống làm mát.
–     Thay mới nhớt bôi trơn và lọc nhớt.
Sau 50-100 giờ/ 6 tháng       –     Kiểm tra rò rỉ nhớt bôi trơn và nhiên liệu.
–     Thay mới nhớt bôi trơn và lọc nhớt.
–     Siết chặt toàn bộ ốc trên thân máy.
–     Kiểm tra dây Cuorroie quạt gió và máy phát nạp ắc quy
Kiểm tra hàng ngày       –     Kiểm tra mực nhớt bôi trơn.
–     Kiểm tra tình trạng bình ắc quy và dây nối.
Lịch bảo dưỡng định kỳ máy phát điện công nghiệp / gia đình

Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng của Máy Phát Điện Miền Bắc

  • Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy phát điện với chất lượng dịch vụ tốt nhất đảm bảo
  • Luôn đảm bảo về độ an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và giá thành cạnh tranh nhất.
  • Dịch vụ bảo trì máy phát điện của chúng tôi phù hợp với yêu cầu của mỗi đơn vị
  • Miễn phí mọi chi phí liên quan trong quá trình khảo sát và tư vấn cho khách hàng.
  • Vận chuyển và lắp đặt máy tại địa điểm của khách hàng.
  • Với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm hướng dẫn tận tình cách vận hành để khách hàng yên tâm sử dụng.
  • Có các chính sách bảo hành minh bạch.
  • Khắc phục kịp thời và nhanh nhất mọi sự cố trong thời gian bảo hành.

Thông tin liên hệ yêu cầu bảo trì bảo dưỡng máy phát:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ MIỀN BẮC

Số 10, ngõ 143 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

Zalo & SĐT: 0984.277.707 / 0369.622.622

Email: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *